Breaking News
recent

Chủ nghĩa tự do hay là can thiệp?

Chủ nghĩa tự do hay là can thiệp? Ban đầu nghe vậy đa phần người sẽ chọn tự do, sở dĩ vì bản tính loài người là ưa thích tự do. Thực tế ngược lại, ưa thích tự do nhưng người ta thường bị chi phối bởi tình cảm và sự nhiệt tình.
Do đó hầu hết các nhóm, các đảng phái có tư tưởng bài tự do nắm được quyền lực nhờ số đông quần chúng tin vào tình cảm và sự nhiệt tình hơn là lý trí. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này qua sự toàn trị của đảng cộng sản tại Việt Nam. Trong bài này tôi muốn cách bạn tập trung nhìn về khía cạnh can thiệp của nhà cầm quyền Việt Nam.
Không có văn bản thay thế tự động nào.
--------------
Tác hại của lòng bác ái là phá huỷ tự do. Thoạt đầu nghe có vẻ vô lý nhưng đó là sự thật. Nếu lòng bác ái không đi kèm sự tự nguyện mà bị ép buộc vì sách luật thì nó chẳng khác nào làm cho luật pháp hợp pháp hoá cướp bóc.
Chỉa súng vào một người lương thiện giàu có, lấy của cải từ anh ta đem chia chác lại cho người khác không đồng nghĩa với việc người giàu ấy tự thân đi làm từ thiện. Lấy của người giàu chia chác cho người nghèo thông qua chính sách của chính phủ lại còn khó chấp nhận hơn. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu nguồn tài sản ấy không lo liệu được cho phúc lợi xã hội nói chung và người nghèo nói riêng?
Tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ phải đóng thuế để duy trì một nhà nước có ích. Nhà nước dùng khoản ngân sách này vào việc chi tiêu phục vụ cho lợi ích của toàn dân. Nhưng trớ trêu thay phần lớn lại trở thành thu nhập béo bở cho nhiều cán bộ nhà nước. Lợi ích toàn dân không được quan tâm là nguồn căn của một đời sống đầy sợ hãi.
Rõ ràng thức ăn có độc, bịnh lâu ngày không chữa sẽ chết nhưng đến bệnh viện có thể càng chết lẹ hơn, bị cướp bóc, lộ thư tín, bí mật cá nhân, thiên tai không phải là lợi ích của dân chúng. Lợi ích của họ là được nhận nguồn thực phẩm sạch, được chữa bịnh, được bảo vệ về mạng sống, được an toàn về bưu tín, được sống sao cho an toàn. Các cục, các bộ [Y tế, Tài nguyên Môi trường, Công an,…] lập ra chỉ để tiêu tiền thuế có vẻ là lập luận không còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng dường như trong một xã như vậy người ta chỉ cố ý tăng mức thuế và áp đặt ngày càng nhiều loại thuế.
Nhưng ngay cả khi việc tham nhũng không thể che giấu, người dân cũng chỉ phản ứng có lệ, người ta vẫn tiếp tục đóng trả những loại thuế má vô nghĩa. Người ta không biết hoặc giả vờ không biết những tác động nguy hại sau đó của việc quốc hữu hoá tài sản. Trong khi muốn người nghèo bớt cơ cực và người giàu bớt xa hoa người ta đã tạo ra một giai cấp đặc quyền giàu có khác, các nhà lãnh đạo mị dân. Điều trắng trợn không ngờ, những lãnh đạo này đã nhân danh nhân dân dùng thuế, thứ mà dân chúng đã đóng cho họ, để trả lương cho những kẻ sẽ đàn áp họ nếu họ có bất kì phản kháng nào. Có mấy ai không sợ? Nhưng sợ hãi vì đánh đập không phải là phần lớn.
Những lý luận tinh vi của giới cầm quyền mị dân có vẻ đã ăn sâu vào trái tim họ quá nhiều điều đến nổi che mờ cả con mắt của lý trí. Có bao nhiêu người học được bài học từ những hứa hẹn được thổi phồng thành hy vọng trong cuộc cách của những người cộng sản? Một xã hội phi giai cấp, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu chỉ là chiêu bài dẫn dụ lương tâm trở thành ván bài chính trị. Như vậy thì tại sao nhiều người vẫn còn tiếp tục tin vào tình cảm và sự nhiệt tình thiếu lý trí?
Cuối cùng là chủ nghĩa tự do hay là can thiệp? Tại sao nhiều người thích tự do vẫn còn cả tin vào sự can thiệp như thế? Tất nhiên trong thực tế trung dung bao giờ cũng là tốt nhất. Lấy một phần lợi lộc của người giàu ra để phục vụ xã hội là vấn đề mang tính đạo đức. Bên cạnh đó, nhà nước cần ngân sách để duy trì và hoạt động. Tuy nhiên với một nhà nước quá cồng kềnh luôn mang bên mình hệ thống các Cục Bộ ngồi mát ăn bát vàng làm tiêu tốn quá nhiều tài nguyên công cộng, ngân sách quốc gia thiết nghĩ công dân cần có hành động hợp lý. Ngưng đóng thuế có thể khiến nhà nước nhận ra họ không thể tiếp tục kéo dài tình trạng ngồi mát hưởng bát vàng được nữa. Hoặc có thể ngừng đóng thuế để triệt tiêu cả hệ thống vô tích sự này.

fb Uyen Phuong Nguyen

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.