Tại Sao Các Nhà Lập Quốc Hoa Kỳ Đã Giới Hạn Quyền Lực Hành Pháp?
Đừng lo, nước Mỹ đủ mạnh để giải quyết những gì có thể xảy
ra. Tuy nhiên, đáng tiếc rằng Hiến pháp của chúng ta có một vài lỗ hỏng, một số
đã được tạo ra bởi hai chính quyền gần đây, đó là cho phép tổng thống được đòi
hỏi một quyền lực quá lớn.
Chúng tôi sẽ vui lòng chào đón sự trở lại của những người
thuộc phe cánh tả [Đảng Dân Chủ Mỹ], những người đã ủng hộ quyền lực hành pháp
trong tám năm qua. Mặc dù họ đã chống lại quyền hành pháp dưới thời Bush, và việc
này nên được nổ lực tiếp tục.
Sắp tới, chúng tôi hy vọng sẽ được tham gia cùng với những
người hiểu được sự cần thiết của những giới hạn trong hiến pháp. Có lẽ trong
quá trình này chúng ta có thể tiến đến một sự đồng thuận mới xoay quanh vấn đề
giới hạn quyền lực hành pháp.
Một chính phủ hạn chế hợp hiến tồn tại để bảo vệ quyền tự do
của công dân sau những nốt thăng trầm của qui luật dân chủ. Những người soạn thảo
Hiến pháp biết rằng không phải lúc nào cũng có một người tài năng như George
Washington được bầu làm tổng thống. Họ biết những thủ thuật mị dân và chủ nghĩa
dân tuý. Đặc biệt trong số đó có James Madison đã rất lo sợ cử tri ở các bang sẽ
bị cuốn vào làn sóng dân tuý đầy cuồng loạn và tiếp đến ban hành những chính
sách làm tổn hại đến sự thịnh vượng lâu dài và tự do của dân chúng.
Không may, sau hơn một thể kỷ bị tha hoá, Hiến pháp của
chúng ta không hạn chế được quyền lực của chính phủ như nó đã từng. Đặc biệt tổng
thống trở nên vô cùng quyền lực, ông ta có thể đưa ra những quyết định quan trọng
mà thiếu vắng sự kiểm soát và đối trọng quyền lực phù hợp. Đảng Dân Chủ đã muốn
tiếm loại quyền lực này khi Obama cầm quyền, nhưng quyền lực của cơ quan hành
pháp hiện nay là thực sự đáng quan ngại khi rơi vào tay một người không thê ngờ
như Donald J. Trump.
Dưới đây là nguyên tắc của một chính phủ tốt: Đừng chấp nhận
trao quyền lực chính phủ cho một đối thủ chính trị tồi tệ hạng nhất. Đảng Dân
chủ sẽ sớm học được bài học đau đơn đó.
1.
Sự nới rộng quyền lực tổng thống của Obama
Gia tài đáng quan ngại nhất mà Obama để lại
là sử dụng một Quốc Hội trì trệ để biện minh cho sự chỉ đạo hoàn toàn [từ A đến
Z] của cơ quan hành pháp.
Trong chính sách nhập cư DACA và DAPA, tổng
thống Obama đã quyết định rằng, nếu Quốc Hội không có hành động gì với vấn đề
này thì ông sẽ làm. Đây là một khẳng định gây sốc trong một hệ thống hiến pháp
dựa vào kiểm soát và đối trọng quyền lực, và nó cũng không thành vấn đề cho dù
bạn có đồng ý hay phản đối kết quả chung cuộc của chính sách, tuy nhiên hầu như
Đảng Dân Chủ đã tán thành với hành động của Obama.
Obama cũng sử dụng Quốc Hội thụ động như một
biện minh cho quyết định liệu Thượng viện có được tổ chức hội nghị hay không. Sau
khi những đề cử của ông về NLRB [The National Labor Relations Board - Ủy ban
Quan hệ Lao động Quốc gia] và CFPB [Consumer Financial Protection Bureau - Cục
bảo vệ tài chính người tiêu dung] đã bị Thượng viện ngăn chặn, ông Obama đã tận
dụng quyền lực trong thời gian ngừng họp Quốc Hội để để thông qua những đề cử của
mình.
Khi làm như vậy ông đã tuyên bố rằng có hội
nghị chiếu theo quy ước của Thượng viện, đó là phiên giả mạo đầu tiên được Harry
Reid dung để ngăn chặn những đề cử Tổng thống George W. Bush, đó cũng không phải
là phiên họp thực sự của Thượng viện. Cái này là một bước đi táo bạo, liều
lĩnh, chưa từng có và cực kỳ nguy hiểm đã bị Toà án tối cao nhất trí đánh bại.
Với những lạoi hành pháp mưu kế hơn, khó lòng Toà án có thể can thiệp tương tự.
Nếu Obama dám liều lĩnh vượt qua những phiên họp này, hãy mường tượng xem Donal
Trump sẽ đi tiếp con đường này ra sao?
2.
Tổng thống và chiến tranh
Cuối cùng, sau Thế chiến thứ II Quốc Hội đã
không tuyên bố cuộc chiến tranh nào. Hàn Quốc, Việt Nam, cuộc chiến ở Iraq lần
thứ nhất, cuộc chiến ở Second Iraq lần thứ hai và Afghanistan đã được phát động
mà không nhận được yêu cầu tuyên chiến hợp hiến của Quốc Hội.
Hiện nay chúng ta chỉ có bản uỷ quyền quân
sự, được ký một tuần sau các cuộc tấn công ngày 11/09 và sau đó Bush và Obama sử
dụng để chống lại bọn khủng bố bất cứ nơi nào họ muốn. Tân Tổng thống Trump
cũng sẽ có quyền lực đó, điều mà bất cứ ai cũng quan tâm.
Như mọi tổng thống, Obama cũng xây dựng quyền
hành pháp. Bây giờ quyền lực đó sẽ được chuyển giao cho Donal Trump, và các
nhóm cánh tả cũng như những người bạn của chúng tôi ở Tổ chức Constitutional
Accountability Center [Trung Tâm Giải trình Hiến pháp] sẽ đứng về phía chúng
tôi khi Viện Cato tập hợp những tài liệu lạm quyền hành pháp của Trump sắp tới.
Tôi sẽ kiềm chế bản thân để không phải nói: Tôi đã nói với bạn rồi mà.
- NPU chuyển ngữ từ Why the Founders Limited
Executive Power
[https://fee.org/articles/why-the-founders-limited-executive-power/]