Breaking News
recent

Magna Carta Là Gì?

Sau thời vua Henry II, nền quân chủ chuyên chế Anh bắt đầu suy yếu. Do không chịu đựng được sự áp chế của chính quyền, nhiều lãnh chúa đã câu kết với nhau nhằm chống lại triều đình. Năm 1215, vì những chính sách ngoại giao thất bại, và cần trang trải cho những khoản phí tổn chiến tranh gây ra, thuế má tăng cao dẫn đến dân tình bất mãn khiến vua John nước Anh phải đối mặt với một cuộc nổi loạn.

Một nhóm lãnh chúa đã liên kết với nhau chống lại triều đình. Cuối cùng vua John buộc phải ký hiệp ước Magna Carta, còn được gọi là Bản Hiến chương tự do để đổi lấy ngai vàng. Theo đó, nhà vua phải tuân thủ luật pháp, mọi quyết định phải thông qua Nghị viện. Nếu nhà vua bội ước thì sẽ bị truất phế.

Thực tế, Magna Carta là một văn kiện mở đầu con đường tiến tới nền dân chủ hợp hiến, xoá bỏ sự toàn trị của vương quyền, và đưa luật pháp lên vị trí tối thượng. Mặc dù không phải là bước thành công đầu tiên, nhưng sau đó Magna Carta đã được tái bản nhiều lần cho đến khi được xem như là nền tảng của thông luật (common-law). Các thế hệ sau nhớ đến Magna Carta như biểu tượng của sự tự do khỏi áp bức.


1 Bối Cảnh Chính Trị:

Vua John vốn là con trai út của vua Henry II, ông không phải là vị vua đầu tiên nhượng bộ công dân của mình thông qua hình thức một bản Hiến chương. Trước đó, năm 1100 sau khi lên ngôi vua Henry II đã bang hành Hiến chương Đăng quang (Coronation Charter). Theo đó ông hứa sẽ hạn chế thuế và lấy lại doanh thu của nhà thờ. Nhưng mặc kệ những hứa hẹn và giới luật, những người kế vị Henry II nhanh chóng trở nên lạm quyền.

Kế vị vua Henry II là Richard I, ông này bị vua Đức bắt làm tù binh trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 3. Năm 1199 Richard I mất, không để lại người thừa kế. John Lackland, vốn là em trai của Richard I, đã phải tranh chấp ngai vàng với một người cháu trai tên là Arthur. Sau một cuộc chiến tranh với vua Philip II xứ Pháp (ông này ủng hộ Arthur), John đã củng cố được quyền lực, nhanh chóng choáng lấy ngai vàng.

2. Đe Doạ Nổi Loạn Và Sự Ra Đời Của Magna Carta

Năm 1206, vua John tiến hành một cuộc chiến khác với người Pháp. Sự bại trận khiến ông mất Normandy và một số vùng lãnh thổ khác. Để bù đắp cho những khoản phí tổn do chiến tranh gây ra và bổ sung vào ngân khố đã cạn kiệt, vua John đánh thuế nặng lên giới quý tộc và buộc Đức Giáo Hoàng Innocent III bán nhà thờ. Uy tín của John ngày càng xuống thấp, khi là người quyền lực đầu tiên bị Giáo hội tuyên bố sẽ rút phép thông công - nghĩa là không được chôn cất theo nghi lễ Thiên chúa giáo sau khi chết. Năm 1213, sau khi bất thành trong cuộc chiến giành lại Normandy, vua John lại tiếp tục tìm cách kiếm tiền nạp vào ngân khố. Quá bất bình, đến thời điểm này Stephen Langton - tổng giám mục Canterbury, đã phản đối John đồng thời kêu gọi các lãnh chúa bất mãn gây áp lực để vua nhượng bộ.

Đầu năm 1215 các phiến quân được dẫn đầu bởi Nam tước Robert FitzWalter đã nổi dậy chống lại vua John, giành quyền kiểm soát London. Phải đối mặt với một lực lượng vượt trội, vua John buộc phải chấp nhận một đặc quyền. Sau hơn bốn ngày soạn thảo, nhà vua và các lãnh chúa đã đưa ra một văn kiện chính thức gọi là Magna Carta. Tuy nhiên văn kiện này không tồn tại lâu, chưa đầy ba tháng sau John thỉnh cầu Giáo hoàng Innocent III bãi bỏ văn kiện, do vậy một cuộc nội chiến đã bùng nổ. Năm 1216, vua John mất. Để chống lại những âm mưu hòng đoạt ngai vàng, một số cố vấn đã đưa con trai John là Henry III lên kế vị và tiến tới tái ban hành Magna Carta, lúc này Henry III chỉ mới được 9 tuổi.

Hiến chương Magna Carta có nội dung rất hạn chế, bao gồm 63 điều khoản, chủ yếu yêu cầu vua phải tôn trọng các đặc quyền của giới quý tộc, sự tự do của nhà thờ và duy trì luật pháp. Tuy nhiên đáng chú ý tại Điều 39 qui định rằng: Không một người tự do nào bị cầm tù hoặc bị tước đoạt tự do hay tài sản nếu không có một phán quyết hợp pháp. Hay tại Điều 40, nhấn mạnh rằng: Không một ai được bán, không một ai được từ chối, trì hoãn quyền hoặc sự công bằng.

Những điều luật trên đã ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Anh, Mỹ về sau. Năm 1776, người Mỹ nổi loạn và tuyên bố độc lập, thoát khỏi ách bảo hộ của Anh. Magna Carta trở thành mô hình để học hỏi cho dân Mỹ. Di sản của nó thể hiện rõ trong Tuyên Ngôn Nhân Quyền, và đặc biệt rõ trong Tu chính án thứ 5: Không một ai bị tước đoạt quyền được sống, quyền tự do, hoặc tài sản mà không theo đúng thủ tục luật định.

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.